TIN CỘNG ĐỒNG

Bị áp thuế chống bán phá giá tôm: VASEP gửi kháng kiện lên tòa án Mỹ

(Ngày đăng: 05/10/2014)

 

Ngày 30.9, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có quyết định gửi kháng kiện lên Tòa án thương mại quốc tế Mỹ về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã áp mức thuế chống bán phá giá (CBPG) lên con tôm Việt Nam một cách không công bằng và bất hợp lý.


Thiếu cơ sở và bất hợp lý

Tổng Thư ký VASEP -ông Trương Đình Hòe cho biết mức thuế CBPG (POR8) quá cao mà DOC vừa công bố áp lên con tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ là không đúng, bởi nó được tính toán dựa trên những số liệu thiếu cơ sở và không hợp lý. “Phương pháp tính giá cá biệt mà DOC áp dụng lần này là hoàn toàn vô lý và thiếu tính cơ sở đối với việc tính toán thuế CBPG cho con tôm. Bởi phương pháp này thiếu tính khoa học, về mặt thống kê và tính thực tiễn cũng đang gây nhiều tranh cãi trong việc áp dụng ở Luật CBPG Mỹ” – ông Hòe cho biết.

Mặt khác, Việt Nam cũng khiếu kiện về các chỉ số lạm phát, hệ số tính toán dựa trên nước thứ 3 thay thế (Bangladesh – PV) là không đúng bởi DOC dùng số liệu từ năm 2003. “Chúng tôi đề nghị DOC tính toán lại dựa trên những con số mới cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tiễn sản xuất hiện nay. Bởi không lý nào trong đợt xem xét mức thuế CBPG một kỳ trước đó, POR7, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đều bằng 0 mà POR8 một năm sau đó lại tăng cao lên ngất ngưởng như vậy” – ông Hòe nêu dẫn chứng.

Cụ thể 30/32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1.2.2012 - 31.1.2013 chịu thuế CBPG mà DOC công bố là 6,37%. Hai doanh nghiệp còn lại là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98% và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) 9,75%. Mức thuế chung cho toàn quốc là 25,76%. Đây là mức thuế cao nhất trong lịch sử gần 10 năm qua Việt Nam xuất khẩu tôm qua Mỹ.

Trước đó ngày 27.9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình cũng đã lên tiếng phản đối DOC áp thuế CBPG đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ. Việt Nam khẳng định các công ty không bán phá giá mặt hàng tôm vào thị trường Mỹ, không gây thiệt hại và đe dọa thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp tôm Mỹ.

Mở rộng thị trường

Theo các doanh nghiệp, việc DOC áp mức thuế CBPG cao vô lý như vậy thiệt hại cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ. Vì khi thuế tăng cao, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải dãn sản lượng cung cấp qua thị trường này và tìm các thị trường khác bù đắp vào. Nhưng sản lượng tôm trên toàn thế giới năm nay giảm nhiều do dịch bệnh khiến nguồn cung thiếu hụt. Chính vì thế các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn phải liên hệ lấy nguồn cung ứng từ Việt Nam. Nguồn cung hạn chế cùng với mức thuế CBPG tăng cao, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng giá bán.

Thống kê từ Bộ Nông nghiệp Mỹ về nhập khẩu tôm vào thị trường này cho thấy, 7 tháng đầu năm 2014, giá nhập khẩu tôm trung bình tăng gần 32% so với cùng kỳ năm 2013, từ 9,1 USD/kg lên 12 USD/kg. Ông Chu Văn An - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, giá bán tôm xuất khẩu qua Mỹ đã tăng mạnh trong các tháng qua. Cụ thể tôm chân trắng hiện đang bán với giá khoảng 12 USD/kg, tăng khoảng 2,5 USD kể từ đầu tháng 6. Tôm sú cũng có nhu cầu cao và giá tăng nhẹ khoảng 1USD, lên mức 12,8 - 13 USD/kg tôm cỡ 6 - 8 con/pao. Nhờ đó xuất khẩu tôm vào Mỹ năm nay tăng trưởng ấn tượng. Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 15.8.2014 xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt gần 700 triệu USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2013.

Mặc dù có sự tăng giá bán nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thuế CBPG mà DOC vừa đưa ra, doanh nghiệp xuất khẩu bị lỗ nên theo ông Nguyễn Văn Kịch - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản CAFATEX, doanh nghiệp vẫn tìm đường chuyển thị phần sang các thị trường khác. Với thị trường Mỹ chỉ giữ lại cho các sản phẩm chế biến sâu và có giá trị gia tăng cao.

Do có sự chuyển hướng thị trường nên xuất khẩu tôm sang các thị trường khác đều tăng trưởng vượt bậc trong năm nay. Tính đến 15.8.2014, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc tăng tới 115% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 185 triệu USD và Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho xứ sở kim chi này. Xuất khẩu tôm sang EU cũng tăng gần 100%, đạt mức 388 triệu USD. Đặc biệt xuất khẩu tôm sang Nhật Bản cũng đã tăng trưởng trở lại lên mức 5% sau nhiều tháng bị cản trở bởi rào cản kháng sinh.

Theo danviet.vn



Tin khác

GOAL 2014: tôn vinh lãnh đạo thủy sản Việt Nam
Trong khuôn khổ GOAL 2014, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức hội thảo với chủ đề “Tôn vinh nhà lãnh đạo ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam – “Celebrating Leadership in Vietnam’s Aquaculture Industry” với sự tham gia của 150 đại biểu.… >>more

Việt Nam phản đối Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng tôm vào thị trường Hoa Kỳ..… >>more

Tôm Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao: "Nhắm" vào doanh nghiệp, trúng... nông dân
Tính toán của các chuyên gia kinh tế trong Báo cáo tác động của Luật công đoàn vừa được trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra rằng, nếu quỹ tiền lương của doanh nghiệp chiếm 20% trong cơ cấu giá thành sản phẩm, khi chi phí tiền lương tăng 2% (do trích phí công đoàn) thì giá thành sản phẩm sẽ tăng khoảng 0,4%.… >>more

Kiến nghị bỏ quy định trích nộp 2% quỹ lương cho Công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2012. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của DN thủy sản cho rằng Dự thảo này vẫn còn bất cập, cần phải bổ sung cho phù hợp.… >>more

Hoa mắt với chi phí xuất khẩu thủy sản
Trong khi những khó khăn về vốn, nguyên liệu…chưa được tháo gỡ, các doanh nghiệp thủy sản lại đang "hoa mắt" với các loại phí kiểm soát chất lượng… >>more

Xuất khẩu thuỷ sản: Tìm thị trường mới
Từ đầu năm ngoái, việc xuất khẩu thuỷ sản sang EU khó khăn do khủng hoảng nợ công. Mỹ và các nước Nam Mỹ đang nổi lên như là những thị trường thay thế… >>more

Công văn số 1199: Hướng dẫn thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ trên các kiến nghị của các DN Hội viên về việc miễn thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE , ngày 13/01/2012 VPHH VASEP đã có Công văn số 04/2011/CV-VASEP gửi Bộ Tài chính kiến nghị miễn thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng xuất khẩu… >>more

Doanh nghiệp vẫn khó vì lãi suất
Năm nay, dự báo tình hình sẽ còn khó khăn gấp bội phần, khi mà lãi suất - điểm tựa sinh tử của các doanh nghiệp (DN) - vẫn chưa thể tháo gỡ trong một sớm một chiều... >>more

Xuất khẩu thủy sản đối mặt nguy cơ
Năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam tương đối thành công khi xuất khẩu đạt hơn 6,1 tỉ USD. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng vẫn có nguy cơ bị cấm ở các thị trường trọng điểm Nhật Bản, EU, Mỹ... >>more

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật khó bứt phá
Cho dù kết thúc năm 2011, XK mực và bạch tuộc sang Nhật Bản vẫn tăng 30,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước nhưng so với các thị trường NK lớn khác, XK mực và bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản chưa được như ý... Năm 2012, có khả năng XK mực, bạch tuộc Việt Nam chỉ tăng nhẹ so với năm trước bởi nhiều DN vẫn đang lo ngại về việc thiếu hụt nghiêm trọng lượng nguyên liệu trong nước, tình trạng nhiễm kháng sinh trong các lô nguyên liệu vẫn còn diễn biến phức tạp ... >>more

Ngư dân BR-VT trước cơ hội hợp tác đánh bắt hải sản trên vùng biển Indonesia: Vừa mừng vừa lo
Sáng 13-1, Sở Ngoại vụ và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tổ chức cho bà con ngư dân tiếp xúc với Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.Hồ Chí Minh và đại diện Công ty PT. Bonni Gracia Utama để bàn việc hợp tác đánh bắt hải sản trên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Đây là chương trình hợp tác theo ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Indonesia, mở ra cho ngư dân một hướng làm ăn mới. Tuy nhiên, lần đầu tiên tính chuyện làm ăn với nước ngoài, bà con ngư dân còn nhiều băn khoăn, lo lắng ... >>more

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC
Địa chỉ: Khu công nghiệp dịch vụ và thủy sản Thọ Quang
Điện thoại: (+84) 511 3920 920 / Fax: (+84) 511 3923 308.
Email: contact@thuanphuoc.vn